- Học sinh 2k7 là sản phẩm đầu tiên của chương trình giáo dục phổ thông 2018, để thi tốt nghiệp các em chỉ cần thi 4 môn bao gồm: Toán (bắt buộc) + Văn (bắt buộc) + Môn tự chọn 1 (tự chọn bắt buộc) + Môn tự chọn 2 (tự chọn bắt buộc). Chú ý rằng, có nghĩa 2 môn tự chọn là 2 môn các em bắt buộc phải học ở chương trình lớp 12, nếu lớp 12 các em không học môn học nào sẽ không được dùng để thi tốt nghiệp môn đó.
- VÌ VẬY: Các phụ huynh không chọn thay con nếu chưa hiểu rõ lực học của con, các em học sinh từ 2k7 trở đi phải xác định rõ và có trách nhiệm với lựa chọn của mình, cuộc đời mình không ai làm thay, lựa chọn thay được. Đặc biệt đối với học sinh vào lớp 10: chọn TỔ HỢP MÔN HỌC khi vào lớp 10 có ảnh hưởng quyết định đến việc chọn TỔ HỢP MÔN THI khi thi tốt nghiệp.
- Từ năm 2025 sẽ gia tăng các kì thì đánh giá năng lực, tư duy, vì vậy từ thế hệ 2k7 trở đi nếu thi đại học các em cần nghiên cứu các kì thi Đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, các phương án xét tuyển bằng học bạ, học bạ phối hợp với các nội dung khác theo đề án tuyển sinh của các trường thì cơ hội mới có nhiều, nếu chỉ dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ rất hạn chế.
- Mong cả Bố Mẹ và chính bản thân học sinh cùng đồng hành với Nhà trường, các thầy cô giáo, cùng nghiên cứu kĩ trước khi lựa chọn, đăng ký môn học. Đầu tư kiến thức vẫn là đầu tư hiệu quả và có lợi nhất.
1. Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc
Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Giáo dục địa phương; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
2. Các môn học lựa chọn
Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.
Học sinh chọn 4 môn học từ các môn học lựa chọn.
3. Các chuyên đề học tập
Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Nhà trường xây dựng các tổ hợp môn học từ các môn học và các chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.
4. Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
5. Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học phổ thông
Nội dung giáo dục |
Số tiết/năm học/lớp |
Môn học bắt buộc |
Ngữ văn |
105 |
Toán |
105 |
Ngoại ngữ |
105 |
Lịch sử |
52 |
Giáo dục thể chất |
70 |
Giáo dục quốc phòng và an ninh |
35 |
Môn học lựa chọn |
Địa lí |
70 |
Giáo dục kinh tế và pháp luật |
70 |
Vật lí |
70 |
Hoá học |
70 |
Sinh học |
70 |
Công nghệ |
70 |
Tin học |
70 |
Âm nhạc |
70 |
Mĩ thuật |
70 |
Chuyên đề học tập lựa chọn (3 cụm chuyên đề) |
105 |
Hoạt động giáo dục bắt buộc |
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp |
105 |
Nội dung giáo dục địa phương |
35 |
Môn học tự chọn |
Tiếng dân tộc thiểu số |
105 |
Ngoại ngữ 2 |
105 |
Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn) |
997 |
Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn) |
28,5 |
6. Các tổ hợp có thể đăng ký xét tuyển Đại học
7. Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025